VietNam_cDn Trùm
Chào Mừng Bạn Trở Lại Diễn Đàn. VietnamCdn
Diễn đàn VietNam_CDN đã đóng cửa tại forum này.
Hẹn các bạn tại diễn đàn phát triển hơn khác.



Join the forum, it's quick and easy

VietNam_cDn Trùm
Chào Mừng Bạn Trở Lại Diễn Đàn. VietnamCdn
Diễn đàn VietNam_CDN đã đóng cửa tại forum này.
Hẹn các bạn tại diễn đàn phát triển hơn khác.

VietNam_cDn Trùm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
VietNam_cDn Trùm

Thông tin trên internet quan trọng cho cá nhân.

Helen Keller  4220463105 Welcome To ALL You Helen Keller  4220463105 Helen Keller  4220463105
Bước 2 Viết Bài Lưu Trữ Bài Viết Trên Mây

You are not connected. Please login or register

Helen Keller

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Vui Helen Keller Tue Jun 21, 2011 10:35 pm

cdn

cdn
Đã Tốt Nghiệp THPT
Đã Tốt Nghiệp THPT

Nghị lực phi thường - Helen Keller

Helen Keller  Hellen1

Helen Adams Keller là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội bị mù, điếc người Mỹ. Cuộc đời và sự nghiệp của bà là một tấm gương điển hình cho nghị lực phi thường, một hiện tượng đi ngược lại với những gì vẫn được gọi là số phận.
Cô bé bất hạnh

Helen Adams Keller sinh ngày 27 tháng 6 năm 1880 ở Tuscumbia, một thị trấn nhỏ ở Northwest Alabama, USA. Là con gái của thuyền trưỏng Arthur Henley Keller và Kate Adams Keller.
Cô bé sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng cuộc đời của Helen đã thay đổi một cách sâu sắc. Vào tháng 2 năm 1882, khi được 19 tháng tuổi, cô bé mắc phải căn bệnh sốt não. Tình trạng bệnh rất nguy kịch và Helen trong rất nhiều ngày được nghĩ rằng sẽ không tránh khỏi cái chết. Nhưng cuối cùng, cơn sốt lại thuyên giảm, gia đình Helen lại hi vọng con gái sẽ khoẻ lại nhanh chóng.

Tuy nhiên, mẹ của Helen sớm nhận ra con gái bà đã mất khả năng phản ứng khi chuông bữa tối kêu và khi bà đưa tay trước mắt con. Căn bệnh đã biến Helen thành một đứa bé vừa mù, vừa điếc.

Gia đình bất hạnh chứng kiến đứa con gái vừa lớn lên vừa chống chọi với số phận nghiệt ngã. Những năm sau đó trở nên rất khó khăn đối với Helen và gia dình. Helen trở thành một đứa trẻ khó dạy, ném bát đĩa và đèn linh tinh, phá huỷ đồ đạc trong nhà với tiếng gào thét và những cơn tức giận.

Năm 1886, thông qua lời giới thiệu của bác sĩ Alexander Graham Bell, người làm việc với những trẻ em bị điếc tại địa phương, mẹ Hellen đưa cô bé đến học tại viện Perkins dành cho người mù. Tại đây Keller đã được gặp cô gia sư Anne Sullivan, bắt đầu một tình bạn kéo dài suốt 49 năm trời.

Những nỗ lực phi thường...

Anne đã dạy Helen đánh vần bằng tay. Anne tặng cho Keller một con búp bê bằng vải. Chờ cho Keller chơi một hồi, Anne liền cầm lấy bàn tay Keller và viết chữ "búp bê" (doll) lên lòng bàn tay em. Việc Helen đánh vần được từ "Doll" (búp bê) là một món quà quan trọng mà Anne đã mang đến cho Helen. Từ tiếp theo cô dạy Helen là "Cake" (bánh). Mặc dù Helen có thể lặp lại điệu bộ của ngón tay, cô bé không thể hiểu được nó có nghĩa là gì. Và Anne thì vừa phải đấu tranh để giúp cô bé hiểu thì cô cũng phải đấu tranh để điều khiển những cử chỉ ngang bướng của Helen.

Anne và Helen dời tới một nhà nhỏ trên vùng đất của ngôi nhà chính cố gắng để uốn nắn hành vi cua Helen. Anne đặc biệt quan tâm tới cư xử của Helen lúc ăn cơm. Helen luôn ăn bằng tay và vồ vập đĩa ăn của tất cả mọi người trên bàn.

Những cố gắng của Anne nhằm uốn nắn cử chỉ này của Helen như bắt cô bé rửa tay và tháo giầy chỉ dẫn tới những cơn giận dữ quyết liệt. Anne trừng phạt những cơn giận này bằng cách từ chối nói chuyện với Helen bằng cách đánh vần các từ lên lòng bàn tay.

Những tuần tiếp sau đó thì cư xử của Helen bắt đầu cải thiện khi tình cảm của Helen dành cho cô giáo lớn dần. Sau khoảng một tháng từ khi Anne dạy Helen, thời điểm mà thời đó người ta gọi là "ĐIỀU KÌ DIỆU" đã đến.

Helen cho tới tận lúc đó vẫn chưa hiểu được nghĩa của từ. Khi Anne dẫn cô bé tới chỗ vòi nước vào ngày mùng 5 tháng 4 năm 1887, mọi sự sắp sửa thay đổi.

Khi Anne bơm nước vào tay Helen, Anne đánh vần từ "Water" (nước) vào đôi bàn tay nhỏ xinh của cô bé. Có một cái gì đó đã giải thích nghĩa của từ bên trong cơ thể Helen, và Anne ngay lập tức nhận ra trên nét mặt Helen rằng cô bé cuối cùng đã hiểu.

Sau này, Helen có kể lại sự kiện đó như sau:

" Chúng tôi đi dọc con đường quyến rũ với hương thơm dễ chịu của mật ong non tràn ngập. Ai đó kéo cái vòi nước và cô giáo đặt tay tôi dưới dòng chảy. Khi dòng nước mát lạnh chảy xuống lòng bàn tay, cô giáo đánh vần từng chữ cái của từ Water, lúc đầu chậm, sau nhanh hơn. Tôi đứng dậy, sự tập trung của tôi dính chặt vào chuyển động ngón tay của cô giáo. Đột ngột tôi cảm thấy mình chìm trong vô thức như thể một cái gì đó bị bỏ quên, một sự hưng phấn cực độ khi suy nghĩ trở lại, và bằng cách nào đó, bí ẩn của ngôn ngữ đã chạm tới tôi."

Hellen ngay lập tức trở nên nổi tiếng và cùng với việc tới thăm Alexander Graham Bell, cô bé cũng tới thăm tổng thống Cleveland ở Nhà Trắng.

Khi Hellen sắp tròn 8 tuổi, Anne liền dẫn em tiếp tục học tại trường Perkins, nơi có các loại sách chữ nổi và các trẻ em bị mù, điếc khác. Chẳng bao lâu sau Hellen bộc lộ rõ tài năng vượt trội về các môn toán, địa lý, sinh học, tập đọc; em còn học cả bơi, chèo thuyền, cưỡi ngựa, đi xe. Sau đó Hellen vào học trường nữ học tiểu bang Massachusetts. Anne luôn luôn ở bên cạnh Hellen để viết lại nội dung bài giảng vào lòng bàn tay Hellen. Năm 1900 Hellen thi đậu vào trường cao đẳng Radcliffe College, học tài liệu chữ nổi dành cho người mù. Cô kiên trì học tới mức khi nào đầu ngón tay rớm máu mới chịu dừng. Đến năm 1904 Keller tốt nghiệp và trở thành người mù-điếc đầu tiên được tốt nghiệp một trường cao đẳng.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết