VietNam_cDn Trùm
Chào Mừng Bạn Trở Lại Diễn Đàn. VietnamCdn
Diễn đàn VietNam_CDN đã đóng cửa tại forum này.
Hẹn các bạn tại diễn đàn phát triển hơn khác.



Join the forum, it's quick and easy

VietNam_cDn Trùm
Chào Mừng Bạn Trở Lại Diễn Đàn. VietnamCdn
Diễn đàn VietNam_CDN đã đóng cửa tại forum này.
Hẹn các bạn tại diễn đàn phát triển hơn khác.

VietNam_cDn Trùm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
VietNam_cDn Trùm

Thông tin trên internet quan trọng cho cá nhân.

Mahatma Gandhi  4220463105 Welcome To ALL You Mahatma Gandhi  4220463105 Mahatma Gandhi  4220463105
Bước 2 Viết Bài Lưu Trữ Bài Viết Trên Mây

You are not connected. Please login or register

Mahatma Gandhi

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Vui Mahatma Gandhi Tue Jun 21, 2011 10:47 pm

cdn

cdn
Đã Tốt Nghiệp THPT
Đã Tốt Nghiệp THPT

Tâm Hồn Vĩ Đại Gandhi
Mahatma Gandhi  Gandhi1

Thánh Gandhi là một nhân vật lỗi lạc của thế kỷ 20 và của nhân loại. Ngài là người duy nhất áp dụng phương pháp ôn hòa bất bạo động đương đầu với bạo lực súng đạn của thực dân Anh và đã thành công mang lại tự do cho đất nước Ấn Độ rộng lớn.


Phần 1: Vị cha già của người dân Ấn

Thánh Gandhi tên gọi đủ là Mohandas Karamchand Gandhi (***). Gandhi là họ và cũng là tên gia đình. Khi còn trẻ nhiều người gọi ngài là Manu, Moniya, Mohan và Mohandas. Ở Nam Phi, nhiều đồng nghiệp gọi là «Bhai» hay anh. Khi trở về cố hương Ấn Độ được người dân thương mến kính trọng gọi là «Mahatma» tức -Great Soul- Người có trái tim rộng lớn hay Đại Bồ Tát. Người Việt ta gọi ngài là Thánh Gandhi. Giản dị hơn nữa dân chúng Ấn gọi ngài là Bapu tức là vị cha kính mến.
Gandhi sinh ngày 2 tháng 10 năm 1869 tại Porbandar, thủ phủ của một công quốc nhỏ, giờ đây là tiểu bang Gujarat vùng Tây Ấn, nơi phụ thân ngài giữ chức thủ tướng. Mẫu thân của ngài là một tín đồ Hindu mộ đạo. Bà và các thành viên còn lại trong gia đình Gandhi thuộc về một hệ phái Hindu mà trong đó bất bạo động và tính khoan dung giữa các nhóm tôn giáo được coi là vô cùng quan trọng. Nguồn gốc gia đình sau này được coi là một nguyên nhân quan trọng lý giải tại sao Mohandas Gandhi có thể đạt được vị trí như vậy trong xã hội Ấn Độ vào thời đó. Trong nửa sau của thập kỷ 1880, Mohandas tới Luân Đôn nghiên cứu luật. Sau khi tốt nghiệp khóa học, đầu tiên ngài quay lại Ấn và hành nghề luật sư, sau đó vào năm 1893, tới Natal ở Nam Phi và làm việc cho một công ty thương mại Ấn Độ.
Tại Nam Phi, Gandhi đã giúp cải thiện các điều kiện sống của thiểu số người Ấn sinh sống tại đây. Công việc này -hướng đặc việt vào việc chống hệ thống luật pháp ngày càng trở nên kỳ thị chủng tộc- đã khiến ngài gắn bó ngày càng chặt chẽ với tôn giáo cũng như với quyền lợi của người Ấn, đồng thời khai phát nơi ngài tinh thần sẵn sàng hi sinh cá nhân. Ngài đã truyền bá và đã đạt được thành công lớn trong việc đưa phương pháp bất bạo động vào cuộc đấu tranh của người Ấn đòi các quyền con người cơ bản.
Khi Gandhi quay lại Ấn Độ vào năm 1915, tin tức về những thành công của ngài tại Nam Phi đã được lan truyền khắp đất nước quê hương ngài. Chỉ trong vòng vài năm, giữa giai đoạn Thế Chiến I, ngài đã trở thành nhân vật có ảnh hưởng bậc nhất trong Quốc Hội Ấn Độ. Xuyên suốt giai đoạn giữa hai cuộc chiến, ngài đã khởi xướng một loạt các chiến dịch bất bạo động chống lại các chính quyền Anh quốc. Cũng trong thời gian này, ngài đã có nhiều cố gắng nhằm thống nhất các nhóm tín đồ Hindu, Hồi giáo và Ki tô trong xã hội Ấn Độ, và đấu tranh nhằm giải phóng tầng lớp “tiện dân” trong xã hội Hindu. Trong khi nhiều người theo chủ nghĩa quốc gia Ấn Độ ưa sử dụng các phương pháp bất bạo động chống lại người Anh chỉ vì lý do chiến thuật, bất bạo động của Gandi lại là một yếu tố mang tính nguyên tắc.
Cụ thể của chủ trương đó là các phong trào như không hợp tác với chính quyền bảo hộ và từ chối hiến pháp nước Anh năm 1920-1921; Satyagraha năm 1930-1932; chống chiến tranh 1940-1941 đồng thời đòi hỏi thực dân Anh trao trả độc lập và rời khỏi Ấn Độ. Lo sợ trước uy tín ngày càng lan rộng của ngài, thực dân Anh đã bắt giam Thánh Gandhi vào ngày 9/8/1942.
Trước phong trào đấu tranh ngày càng lan rộng, thực dân Anh bắt buộc phải trao trả độc lập cho Ấn Độ vào 15/08/1947.
Sự kiên định của Gandhi khiến mọi người kính trọng ngài, không kể thái độ của họ đối với chủ nghĩa quốc gia Ấn Độ và với tôn giáo như thế nào. Ngay cả vị quan tòa người Anh, kẻ đã kết án tù đày ngài, cũng buộc phải thừa nhận rằng Gandhi là một nhân cách tuyệt vời.
Cái tên Bapu đã thực sự khắc ghi vào lòng dân tộc Ấn cho mãi đến ngày hôm nay.
Mahatma Gandhi đã bị ám sát bởi một kẻ hindou quá khích vào ngày 30/1/1948 để lại biết bao thương kính cho dân tộc Ấn Độ. Từ bấy lâu nay nhiều người trong chúng ta cho rằng Gandhi bị ám sát bởi những kẻ cô đơn không có tổ chức, tuy nhiên theo Yann Forget thì ngài đã bị cả một nhóm hindou quá khích có tinh thần quốc gia cực đoan ám sát. Căn nguyên chỉ vì Gandhi chủ trương hòa đồng tôn giáo, chung sống hòa bình giữa các dân tộc. Jahawarlal Nehru ngậm ngùi than rằng: «…ngọn đèn trí tuệ đã rời khỏi chúng ta».
Vừa là một luật sư, triết gia vốn có đủ điều kiện để kiến tạo cho bản thân và gia đình một cuộc sống an nhàn hạnh phúc ở Vương quốc Anh. Nhưng với tấm lòng yêu nước thương dân nồng nàn, ngài đã rời bỏ tất cả để trở về tổ quốc, chỉ với quần thô áo vải dấn thân cùng với những người nông dân nghèo khổ để tranh đấu đòi quyền sống, bình đẳng và độc lập cho tổ quốc. Phương pháp đấu tranh bất bạo động và bất hợp tác với chính quyền bảo hộ đã đưa tới thắng lợi sau cùng cho dân tộc Ấn Độ. Đó là thực dân Anh đã trao trả độc lập cho nước Ấn và toàn dân xứ này đã khắc ghi ân đức của Mahatma Gandhi.
Đấu tranh phương pháp bất bạo động và bất hợp tác chống lại sự cai trị của thực dân Anh, Mahatma Gandhi đã biểu lộ được sức mạnh tâm linh vô cùng mãnh liệt. Sự mãnh liệt này chỉ có bốn chữ Im Lặng Sấm Sét mới tạm nói lên được một phần nào ý nghĩa của nó. Với sức mạnh tâm linh mãnh liệt như vừa trình bày, ngài và dân tộc Ấn Độ đã dành lại độc lập cho xứ sở vào năm 1947.

Phần 2: Nhà lãnh đạo và khát vọng thay đổi thế giới

Mahatma Gandhi  Gandhi_big

Những nhà lãnh đạo trẻ tuổi ai cũng có khát khao và tham vọng thay đổi thế giới. Mahatma Gandhi tin rằng, đầu tiên chính chúng ta phải là thứ thay đổi mà chúng ta muốn thấy trên thế giới. Điều này được chứng minh khi ông giúp Ấn độ giành được độc lập.

Trên ngôi mộ của một giám mục thuộc giáo phái Anh ở tu viện Westminster có khắc những dòng chữ: "Khi tôi còn trẻ, tự do và sức tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi mơ ước sẽ thay đổi thế giới. Khi tôi trưởng thành và khôn ngoan hơn, tôi phát hiện ra rằng thế giới sẽ không thay đổi, vì thế tôi thu gần tầm nhìn và quyết định sẽ chỉ thay đổi đất nước tôi...
Nhưng dường như nó cũng không thể thay đổi.
Khi tôi bước vào những năm tháng xế chiều của cuộc đời, trong nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng, tôi đã muốn thay đổi cho gia đình tôi, những người gần nhất với tôi, nhưng than ôi, chẳng thay đổi được gì cả.
Và bây giờ, khi nằm dưới mồ sâu, tôi chợt nhận ra rằng: Nếu đầu tiên tôi chỉ thay đổi chính mình, tôi đã có thể thay đổi gia đình tôi. Từ cảm hứng và sự khuyến khích của họ, tôi có thể làm cho đất nước tôi tốt hơn, và ai biết được, thậm chí tôi đã có thể thay đổi thế giới".
Là người mang trong mình tư tưởng cách mạng nhưng Gandhi đã giành được độc lập cho Ấn Độ mà không cần tiến hành bạo lực cách mạng. Trên thực tế, ông là người tán thành đường lối bất bạo động. Một trong những cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới đã phải đầu hàng trước niềm tin của một người đàn ông và giấc mơ của hàng triệu người dân Ấn Độ.
Hãy thử nghĩ, chúng ta có thể ảnh hưởng đến những thay đổi nào? Khác biệt nào chúng ta muốn tạo ra trên thế giới?. Gandhi nói: "Bằng một cách nhẹ nhàng, bạn có thể làm rung chuyển thế giới". Đây là một số điều bạn phải nghĩ để làm được điều đó:
* Biết rằng tất cả các thay đổi quan trọng trong toàn bộ lịch sử đã xảy ra không chỉ vì các quốc gia, quân đội, chính quyền và chắc chắn không phải là các uỷ ban. Chúng diễn ra như là kết quả của lòng can đảm và sự đoàn kết của các cá nhân. Họ là những người giống như nghệ sĩ Joan of Ark, nhà khoa học Thomas Edison, Albert Einstein, cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, Clara Barton - người thành lập Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ...Họ có thể đã không làm điều đó một mình, nhưng không nghi ngờ gì cả, họ đã là những người tạo ra thay đổi.
* Tin rằng bạn có mục tiêu và tiềm năng để tạo ra thay đổi. Không phải là có quá nhiều thứ để phát minh cũng như phát hiện ra, nhưng điều đó phụ thuộc vào bạn. Tin rằng bạn có thể thì bạn sẽ tạo ra sự khác biệt.
* Thừa nhận rằng mọi việc bạn làm, từng bước bạn tiến, mọi câu chữ bạn viết ra, mọi lời bạn nói hoặc không nói đều đáng kể. Không có gì là tầm thường cả. Thế giới có thể rộng lớn nhưng không có những cái nhỏ. Mọi thứ đều là vấn đề.
* Để tạo ra thay đổi bạn muốn, bạn không phải lớn tiếng. Bạn không phải có khả năng hùng biện. Bạn không phải được bầu chọn. Bạn thậm chí không phải đặc biệt thông minh và đào tạo bài bản. Tuy nhiên, bạn phải được giao phó.
* Nhận trách nhiệm cá nhân. Đừng bao giờ nói: "Đó không phải là việc của tôi". Sẽ là một lời tránh né khi nói rằng: "Tôi thì có thể làm gì, chỉ có mình tôi". Bạn không cần sự hợp tác hoặc bất kỳ sự cho phép của ai đó để tạo ra thay đổi. Hãy nhớ câu nói: "Nếu nó là thế thì nó sẽ tùy thuộc vào tôi".
* Đừng mong mình sẽ biết ngay cách làm mọi việc. Nếu bạn đã rõ về những điều bạn muốn thay đổi và lí do tại sao bạn muốn thay đổi nó, thì việc nó thay đổi thế nào cũng sẽ đến. Rất nhiều thứ quan trọng đã bị làm dở dang bởi vì ai đó để cho việc giải quyết vấn đề can thiệp vào quá trình ra quyết định.
* Đừng chờ đợi ngay từ đầu bạn đã làm đúng mọi thứ. Thay đổi luôn luôn lộn xộn. Mọi thứ sẽ không bao giờ chỉ đúng thôi. Nghe theo lời khuyên của cựu Tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt: "Làm những điều bạn có thể, với những cái bạn có, nơi bạn đang ở".
* Nguồn gốc của thay đổi là nhận thức. Chúng ta không thể thay đổi những điều mà chúng ta không biết. Hầu hết thời gian chúng ta không nhận thức được điều gì sai và cái gì không làm việc. Chúng ta không thấy những điều chúng ta có thể làm được. Bằng việc nhận thức rõ hơn, chúng ta mới bắt đầu quá trình thay đổi.
* Hãy khắc cốt ghi tâm những lời của Albert Einstein: "Tất cả mọi thứ thay đổi có ý nghĩa và lâu dài đều bắt đầu trong tưởng tượng và sau đó được thực hiện. Tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức".
* Để có được mọi thứ thay đổi như bạn muốn, chính bạn phải thay đổi. Chúng ta không thể thay đổi người khác, chúng ta chỉ có thể thay đổi chính chúng ta. Tuy nhiên, khi chúng ta tự thay đổi, nó sẽ thay đổi mọi thứ.
Những điều trên được truyền cảm hứng từ niềm tin của Gandhi, dường như phù hợp khi kết thúc bằng một câu nói khác của ông: "Dù cố ý hay ko cố ý, tất cả chúng ta đều phục vụ ai đó. Nếu chúng ta vun đắp thói quen giúp đỡ người khác một cách có chủ ý, thì ước muốn giúp đỡ của chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và chúng ta sẽ không chỉ tạo ra hạnh phúc riêng của mình mà hạnh phúc của cả thế giới rộng lớn".

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết